Treo cờ phướn có tác dụng truyền thông một thông điệp để thông báo hoặc tuyên truyền cho mọi người. Ngoài ra, cờ phườn còn có tác dụng quảng cáo sản phẩm mới ra mắt, sự kiện hay chương trình. Điểm chính thu hút nhiều doanh nghiệp chọn loại hình này chính là chi phí quảng cáo rất rẻ. So với các loại hình thức quảng cáo ngoài trời khác thì cờ phướn rẽ hơn rất nhiều lần.
Treo băng rôn biểu ngữ thông báo. |
Treo cờ phướn là gì?
Cờ phướn (hay tên tiếng anh còn gọi là Flag banner) là một loại cờ quảng cáo được treo lên hoặc giăng qua đường phố, tòa nhà hoặc khu vực công cộng để quảng bá cho một chiến dịch quảng cáo sản phẩm, dịch vụ hoặc sự kiện nào đó. Cờ phướn thường được làm bằng vải, nhựa hoặc giấy và được in ấn với hình ảnh, thông điệp, logo hoặc thông tin quảng cáo khác.
Cờ phướn thường được sử dụng trong các chiến dịch quảng cáo, các sự kiện quan trọng như triển lãm, hội chợ, đám cưới, sinh nhật, các cuộc biểu tình, các sự kiện thể thao và các hoạt động khác. Chúng có thể được giăng dọc theo đường phố hoặc treo lên tòa nhà, cầu, cột đèn, cột điện, hay các vị trí khác để thu hút sự chú ý của người đi đường hoặc khách hàng tiềm năng.
Cờ phướn có nhiều kích thước và hình dáng khác nhau, tùy thuộc vào mục đích sử dụng và vị trí treo. Một số cờ phướn có khung bằng kim loại hoặc nhựa để giúp giữ cho cờ căng và tránh bị xoắn hoặc rách.
Ví dụ: Đoàn xe đạp, ô tô ... được gắn cờ chạy roadshow cho chiến dịch quảng cáo ngoài trời trên các tuyến đường.
Với thiết kế sáng tạo và thông điệp rõ ràng, Cờ phướn có thể là một công cụ quảng cáo hiệu quả để thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng và tăng khả năng tạo ra doanh số. Tuy nhiên, khi sử dụng cờ phướn, cần đảm bảo tuân thủ thời gian và các quy định liên quan đến quảng cáo và an toàn giao thông.
Treo cờ phướn quảng cáo sự kiện
Cờ phướn là một dạng cờ được thiết kế theo hình dạng chữ nhật được treo ở dễ nhìn thấy. Các tên gọi khác: phướn treo, banner dọc hay gọi bằng treo băng rôn tất cả đều chỉ là một. Như đã nói ở trên phướn treo có giá thành rất rẻ nên được nhiều doanh nghiệp, cửa hàng dùng.
Treo phướn quảng cáo nơi tập trung nhiều dân cư. |
Treo cờ phướn có thể là một cách tiết kiệm chi phí và dễ thấy để quảng bá thương hiệu. Chúng có thể được sử dụng để tạo tác động trực quan, cung cấp thông tin hoặc chỉ đơn giản là thêm màu sắc và sự thú vị cho không gian. Khi thiết kế một biểu ngữ treo, điều quan trọng là phải xem xét đối tượng, nội dung và vị trí để tạo ra một thiết kế bắt mắt, nhiều thông tin và đạt được mục đích hiệu quả.
Hình thức treo cờ phướn cũng là một phần nhỏ trong hình thức treo băng rôn quảng cáo mà các doanh nghiệp thường hay dùng. Bởi hình thức này đỡ tốn kinh phí cho việc quảng bá hình ảnh thương hiệu, sản phẩm sắp ra mắt.
Lưu ý: Theo quy định trước khi treo cờ phướn, doanh nghiệp phải xin giấy phép treo băng rôn mới có thể treo phướn quảng cáo mà không bị phạt.
Quy định và cách treo cờ phướn không bị xoắn
Mỗi loại phướn quảng cáo cụ thể sẽ có những quy định riêng cần thực hiện. Đồng thời giá treo phướn cũng khác nhau nhưng có 2 loại treo phướn chính là: quảng cáo và tuyên truyền.
Quy định treo phướn quảng cáo
Tuân thủ đúng các quy định về kích cỡ của cờ phướn, băng rôn quảng cáo. Bạn chỉ được phép làm trong khổ đã quy định.
Cần thực hiện thủ tục thông báo sản phẩm quảng cáo, lập danh sách các tuyến đường và vị trí treo cụ thể, sau đó gửi đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của địa phương nơi thực hiện.
Quy định treo phướn tuyên truyền
Số lượng tối đa khi treo: 100 cái cho một chiến dịch.
Thời gian treo: Tối đa 15 ngày treo banner treo cột điện hay tại các trụ.
Trước lúc treo cờ phướn, cần xin ý kiến và được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh.
Treo phướn đúng kích thước quy định, phần logo đơn vị tài trợ chỉ được đặt ở dưới, không vượt quá 20% tổng diện tích.
Tuyệt đối không được treo cờ phướn liên tiếp trên các cột đèn chiếu sáng ở hai bên đường. Cần treo một cờ phướn cách một cột đèn để đảm bảo an toàn giao thông và bảo vệ cảnh quan đô thị.
Treo cờ phướn có tác dụng gì?
Chất liệu và kích thước sử dụng
Treo phướn tại các điểm đèn giao thông. |